您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2
NEWS2025-02-08 12:26:33【Thời sự】8人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 06/02/2025 05:25 Máy tính dự bảng xếp hạng vô địch quốc giabảng xếp hạng vô địch quốc gia、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Nhận định, soi kèo LD Alajuelense vs Herediano, 09h00 ngày 6/2: Lại hòa 1
- TP. Thủ Đức
- Công ty WPP tiếp tục bị phạt 25 triệu đồng do vi phạm quảng cáo xuyên biên giới
- Nơi giấc mơ tìm về tập 30: Gia An ra mắt bố mẹ Mai Anh
- Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Real Kashmir, 20h30 ngày 6/2: Cửa trên ‘tạch’
- Quên các mỹ nhân đi, đây mới là nhân vật gây bão thảm đỏ Oscar 2019
- Hồi đáp mạnh mẽ với ‘lời cầu cứu’ nhà vệ sinh trường học
- Nhóm hacker khét tiếng của Anonymous lại bị tóm
- Siêu máy tính dự đoán Valencia vs Barcelona, 3h30 ngày 7/2
- Chồng Minh Hằng là ai
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Esteghlal Khuzestan vs Shams Azar, 19h45 ngày 6/2: Khó tin cửa trên
- Chỉ hai thành phố Hà Nội, TP.HCM đã có 50.000 học sinh lớp 9 không có suất học lớp 10 công lập - một con số không nhỏ để phụ huynh lo lắng trong kì tuyển sinh lớp 10 năm nay.
Thi vào 10 khó hơn thi đại học
Cả tháng nay chị Trần Bích Ngọc, quận Đống Đa, Hà Nội cứ thấp thỏm như ngồi trên lửa vì năm nay có con thi vào lớp 10. Điều chị lo hơn là ngày thi càng đến gần nhưng con thì chưa tập trung học.
Học sinh căng thẳng cuộc đua vào lớp 10 công lập (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) “Thi vào lớp 10 bây giờ còn khó hơn thi vào đại học. Thi đại học không đỗ trường này thì vào trường khác, chứ không vào được lớp 10 thì bơ vơ, rất khổ. Học sinh ở tuổi này cũng dở dở ương ương, nếu không vào được trường tốt có khi lại hư mất"- chị Ngọc lo lắng.
Xác định lực học của con thuộc diện trung bình, chị Ngọc không tạo áp lực mà luôn động viên con phải cố gắng học kỹ kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho kỳ sắp tới.
“Chúng tôi chỉ đặt mục tiêu với những trường vừa sức như Trường THPT Quang Trung hoặc Trường THPT Trung Văn, dù thích Trường THPT Kim Liên nhưng tôi không dám cho con đăng ký vì điểm trúng tuyển các năm trước rất cao".
Dù vậy, chị Ngọc cũng không yên tâm bởi Trường THPT Trung Văn luôn có số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 nhiều nhất. Tại trường này, năm ngoái có tới 1.180 em nộp hồ sơ, trong khi chỉ tiêu chỉ 400, tức là 3 em thì chỉ có 1 em đỗ.
Còn chị Trần Hồng Vân, đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, TP.HCM ngay từ đầu đã thúc giục con học vì chị "nhắm" một suất vào Trường THPT Gia Định trong quận.
Tuy nhiên, để vào được Trường Gia Định không dễ vì "thương hiệu Gia Định" là phải 8 điểm/môn. Dù con học rất khá nhưng chị Vân vẫn không khỏi lo lắng. Thêm một bất lợi với học sinh TP.HCM năm nay là kì thi lớp 10 diễn ra đầu tháng 6, sớm hơn các năm trước nên học sinh không có thời gian ôn tập vì giữa tháng 5 mới hết chương trình thì 10 ngày sau đã thi. Hơn nữa, năm nay việc cạnh tranh sẽ khó khăn hơn vì TP.HCM cũng tăng 13.000 học sinh lớp 9 so với năm ngoái.
"Muốn vào đại học thì trước hết phải học tốt cấp ba đã. Không vào được cấp ba không được thì coi như con đường học vấn cũng đã khép lại vì đại học cũng cần hồ sơ phổ thông"- Chị Vân cho biết, "Cả tháng nay lo con rớt mà sinh bệnh".
Kín tuần học thêm
Chị Trần Thị Yên Hoa, Q.Thủ Đức, TP.HCM kể lại lịch trình vì con muốn vào Trường THPT Nguyễn Hữu Huân như sau: Ở trường, con học thêm 2 buổi Toán, 2 buổi Văn và 2 buổi học tiếng Anh. Ở nhà cô con học thêm 1 buổi toán, 1 buổi văn, 2 buổi tiếng Anh.
Ảnh: Đinh Quang Tuấn Cũng có con thi vào 10, anh Nguyễn Văn Nam, quận Đống Đa, Hà Nội cũng trong tình tình cảnh tương tự. Đặt mục tiêu vào Trường THPT Lê Quý Đôn với điểm chuẩn năm ngoái lên đến 51,5, anh Nam cho biết, con gái anh hôm nào cũng học đến hơn 12h đêm nhưng sang vẫn dậy sớm học bài.
"Ngoài việc học thêm ở các trung tâm, tôi còn thuê gia sư cả 3 môn toán, văn và tiếng Anh để kèm thêm tại nhà cho con. Cũng vì thế mà lịch học của cháu gần như kín tuần và chẳng có ngày nghỉ. Lo thì lo thật nhưng bây giờ mình tạo áp lực và căng thẳng thì cũng chẳng giúp ích được gì. Vì vậy, chúng tôi cố gắng tạo điều kiện tối đa, chỉ mong con cố gắng hết sức”.
"Con học vất vả hơn mẹ đi làm”
Chị Nguyễn Thị Kim Thanh, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ thấy con học thêm ở trường khá nhiều và rất mệt, nhưng cũng đăng ký cho con học thêm ở trung tâm.
“Con học thêm ở trường cũng khá nhiều nhưng không đi học thêm ở ngoài cũng không thể nào mà yên tâm được. Bởi thấy bạn bè cháu ai cũng đi học thêm cả”, chị Thanh lo lắng.
Chị Thanh muốn con vào THPT Yên Hòa, một trường thuộc top những trường có điểm đầu vào cao nhất Hà Nội năm ngoái với 52,5 điểm. “Điều tôi lo lắng nhất là con phải học nhiều quá để đối mặt với cuộc thi này, sợ rằng con quá sức”.
Học sinh không có thời gian ăn uống đàng hoàng, ảnh mang tính minh hoạ (Ảnh: Lê Huyền) Ngoài mong muốn vào trường công lập tốt, thì chị còn có ý định cho con thi vào trường chuyên nên lịch học con chị gần như học kín tuần. Đều đặn các buổi tối trong tuần con chị sẽ học 2 buổi toán và 1 buổi tiếng Anh, 1 buổi văn, vì vậy ngày nào cháu cũng học thêm trên trường xong về ăn cơm, tắm rửa xong là hơn 10h lại tiếp tục ngồi vào học đến nửa đêm.
“Việc học rất vất vả nhưng cũng may con có sức khỏe tốt. Nói thật, tôi thấy con học vất vả hơn mình đi làm, nhưng qua "đốt" rồi thì lại khoẻ"- chị Thanh nói.
Chị Thanh cho biết, chính chị cũng thấy kỳ thi áp lực mệt mỏi, nhưng đành phải động viên con. Bố mẹ cũng chỉ biết nhắc con học vừa phải và đi ngủ sớm hơn.
“Ngày học chính khoá, 5h chiều học toán nhà cô giáo, 7h30 học tiếng Anh cũng ở nhà cô giáo, ngày hôm sau lịch lặp lại học văn, tiếng Anh rồi toán, văn" là lịch mà anh Trần Ngọc Tuấn, có con học tại Trường THCS Thái Văn Lung, Thủ Đức, TP.HCM theo từ ra tết tới nay.
Anh Ngọc Tuấn thừa nhận, "vì kỳ thi mà nhiều lúc con không có thời gian ăn và ngủ, nên việc vừa đi vừa ăn trên đường là bình thường".
Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM hơn 81.000 học sinh đăng ký dự thi lớp 10 là số do các phòng giáo dục báo cáo, còn số thực tế thi thì phải gần ngày thi mới biết được. Năm ngoái, TP.HCM có gần 10.000 học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10 vì đã chọn học nghề từ trước.
Từ kinh nghiệm này, số học sinh dự thi sẽ ít hơn số đăng kí từ 5000-7000 học sinh. Cụ thể, Năm 2016 có 68.000 học sinh lớp 9 đăng đăng ký thi vào lớp 10 nhưng chỉ hơn 63.000 thí sinh dự thi.
">Con thi vào 10, phụ huynh thấp thỏm ngồi trên lửa
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến cuối ngày 18/4, đã có 804.331 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2017. Số thí sinh đăng ký xét tuyển là 601.477 thí sinh, chiếm 74,78%.
Số thí sinh đăng ký từ 5 nguyện vọng trở lên chỉ chiếm khoảng hơn 30% số hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Có 60.001 thí sinh tự do (không thi tốt nghiệp THPT, chỉ lấy kết quả thi để xét tuyển đại học), chiếm 7,46%.
Dưới đây là danh sách 20 trường đại học hiện đang có số lượng nguyện vọng (NV) đăng ký nhiều nhất.
1. Trường ĐH Cần Thơ có 89.545 NV (trong đó 3 NV đầu chiếm 69%).
2. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có 75.451 NV (3 NV đầu chiếm 57%).
3. Trường ĐH Kinh tế quốc dân có 55.119 NV (3 NV đầu chiếm 56%).
4. Trường ĐH Thương mại có 53.159 NV (3 NV đầu chiếm 51%).
5. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 48.830 NV (3 NV đầu chiếm 69%).
6. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM có 47.329 NV (3 NV đầu chiếm 73%).
7. Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 44.845 NV (3 NV đầu chiếm 64%).
8. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có 43.436 NV (3 NV đầu chiếm 72%).
9. Học viện Tài chính có 41.106 NV (3 NV đầu chiếm 42%).
10. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) có 38.383 NV (3 NV đầu chiếm 76%).
11. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM có 33.811 NV (3 NV đầu chiếm 65%).
12. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) có 33.516 NV (3 NV đầu chiếm 62%).
13. Trường ĐH Nông lâm TP.HCM có 32.663 NV (3 NV đầu chiếm 63%).
14. Trường ĐH Sài Gòn có 31.949 NV (3 NV đầu chiếm 67%).
15. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 31.134 NV (3 NV đầu chiếm 63%).
16. Trường ĐH Mở TP.HCM có 31.019 NV (3 NV đầu chiếm 56%).
17. Trường ĐH Tài chính - Marketing có 30.616 NV (3 NV đầu chiếm 66%).
18. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) có 30.245 NV (3 NV đầu chiếm 67%).
19. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có 27.753 NV (3 NV đầu chiếm 74%).
20. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có 27.395 NV (3 NV đầu chiếm 74%).
Thông tin mới nhất đến 18h ngày 19/4
Thí sinh ĐKDT: 842,490
TS ĐKXT: 629,788(74.75%)
TS tự do: 71,896(8.53%)
- Tỷ lệ chọn bài:
Thí sinh đăng ký bài thi KHTN: 317,817(37.72%)
Thí sinh đăng ký bài thi KHXH: 411,562(48.85%)
Thí sinh đăng ký cả 2 bài: 69,911(8.3%)
Có 592,043 HS ĐKXT được nhập lên hệ thống, đạt 94.01% so với số DKXT
NV1: 592.043 (100%)
NV2: 514,760(86.95%)
NV3: 415,849(70.24%)
NV4: 299,404(50.57%)
NV5: 205,865(34.77%)
NV con lai: 354,238(59.83%)
-
Phương Chi
">Tuyển sinh đại học 2017: 20 trường đại học được thí sinh đăng ký nhiều nhất
- Sáng 5/5, Sở GD-ĐT TP. HCM công bố số liệu ban đầu về học sinh đăng ký dự thi lớp 10 năm học 2017-2018. Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong có tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay cao nhất với hơn 2.700 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 cho 700 chỉ tiêu.
Tỷ lệ chọi vào Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong nguyện vọng 1 là 1 chọi 3,9. Một số trường cũng có tỷ lệ chọi khá cao như THPT Trưng Vương, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Trần Khai Nguyên, THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Gia Định.
Ngoài ra, một số trường có thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn so với chỉ tiêu như THPT Năng khiếu Thể dục thể thao (85 thí sinh nguyện vọng 1 so với 270 chỉ tiêu); THPT Lê Thị Hồng Gấm (324 so với 360); THPT Phạm Phú Thứ (310 so với 675); Phước Kiển (134 so với 495)
Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết từ nay đến hết ngày 11/5 học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng và các trường. Vì vậy, việc công bố tỷ lệ chọi nhằm giúp thí sinh cân nhắc nguyện vọng.
Thống kê nguyện vọng của các trường:
">Tỷ lệ chọi tuyển sinh vào lớp 10 tất cả các trường tại TP HCM
Nhận định, soi kèo Grasshoppers vs Lausanne, 2h30 ngày 5/2: Chia điểm nhạt nhẽo
Các địa điểm tổ chức sự kiện luôn chứng kiến lượng thuê bao di động tăng đột biến. Ảnh: Lê Anh Dũng Số thuê bao Viettel di chuyển trong dịp lễ 2/9 lũy kế đạt 108% dự kiến và nhiều hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, lượng thuê bao chuyển dịch thấp hơn khoảng 14%.
Trả lời VietNamNet, đại diện Viettel cho biết, nhóm các tỉnh chứng kiến lượng thuê bao đổ về nhiều là An Giang (123.000 thuê bao), Nghệ An (103.000 thuê bao), Nam Định (158.000 thuê bao), Thái Bình (177.000 thuê bao) hay Thanh Hóa (192.000 thuê bao).
Số thuê bao di chuyển đến các tỉnh này lũy kế đạt 101% dự kiến và nhiều hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giống với các tỉnh có xu hướng thuê bao đi ra ngoài, những tỉnh thuê bao đến cũng chứng kiến lượng người đổ về thấp hơn 25% so với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Đáng chú ý khi các tỉnh thu hút lượng thuê bao Viettel đổ về nhiều nhất là những tỉnh đông dân, với lượng lớn người lao động làm việc xa quê. Đây vốn không phải là những địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch.
Xe phát sóng lưu động tăng cường tại những địa điểm tập trung đông người. Ảnh: Trọng Đạt Với nhà mạng MobiFone, chia sẻ với VietNamNet, đơn vị này cũng ghi nhận lượng thuê bao dịch chuyển khỏi các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM trong dịp nghỉ lễ 2/9 có giảm xuống đôi chút so với trước đây.
Các thuê bao MobiFone có xu hướng đổ về các tỉnh, thành phố nổi tiếng về du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng. Ghi nhận của MobiFone cho thấy, lưu lượng cuộc gọi, tin nhắn và lưu lượng sử dụng dữ liệu di động (data) của khách hàng MobiFone đều đã tăng lên đáng kể tại các địa điểm này, tương tự như trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Trước đó, để đảm bảo nhu cầu liên lạc, kết nối của người dùng di động trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, các nhà mạng Viettel, VNPT, MobiFone đều đã lên phương án ứng phó, tăng cường năng lực mạng lưới để chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.
Nhà mạng cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ dịp 2/9Các nhà mạng đã chuẩn bị nhiều phương án ứng phó nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu liên lạc, truy cập Internet của người dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.">
Thuê bao di động đi đâu nhiều nhất dịp nghỉ lễ 2/9?
Chiều 18/12, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo về ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020.
Ngày hội nhằm mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên, giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm và có khát vọng lớn để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực. Đồng thời, tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến đầu tư đối với các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên có tính khả thi cao. Ngoài ra, tôn vinh các cá nhân, tập thể có những ý tưởng sáng tạo, giải pháp kinh doanh mới, phù hợp thực tiễn.
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay, Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 21 và 22/12 tại Trường ĐH Thủy lợi.
Tại đây sẽ có các không gian trưng bày ý tưởng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên thuộc 8 lĩnh vực: Khoa học, công nghệ; Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng; Kinh doanh tạo tác động xã hội; Các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác.
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) Năm nay, cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV_Startup 2020)” được tổ chức trên quy mô toàn quốc với sự tham gia của học sinh, sinh viên thuộc 400 trường ĐH, CĐ, trung cấp, các trường THCS, THPT.
Phát động từ tháng 7/2020 đến nay, cuộc thi đã nhận được gần 600 bài dự thi (tăng gấp đôi so với năm 2019).
Theo ban tổ chức, các bài thi khá chất lượng, đa dạng, tập trung vào nhiều lĩnh vực. Trong đó, 72 dự án xuất sắc nhất được lọt vào vòng bình chọn và vòng chung kết của cuộc thi.
Dự án đạt giải nhất khối sinh viên sẽ có cơ hội tham gia đàm phán để nhận đầu tư số tiền 40.000 USD.
Hải Nguyên
'Nước chấm cua đồng' thành ý tưởng khởi nghiệp của học sinh lớp 8
Sản phẩm “Nước chấm cua đồng” của nhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Bình (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vào vòng chung kết cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” do Bộ GD-ĐT tổ chức.
">Gần 600 ý tưởng tại Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2020
NSND Hồng Vân. Giữa ồn ào của dư luận, diễn viên Gia Bảo, cũng viết tâm thư gửi đến Hữu Tín với lời nhắn nhủ: “… Chỉ cầu xin mọi điều tốt đẹp, nhẹ nhàng nhất đến với bạn, biết ngay lúc này bạn lạnh lẽo lắm, nghĩ đến xót lắm bạn, cố lên. Dù thế nào mình vẫn là anh em”, càng khiến cộng đồng mạng thêm nhiều bức xúc.
Vốn dĩ, theo quy định của pháp luật, hành vi tổ chức trái phép việc sử dụng ma túy là vi phạm cố ý, có thể bị khởi tố tội hình sự, do người phạm tội biết rõ trước các tác hại của ma túy nhưng vẫn thực hiện. Xét ở trường hợp sử dụng ma túy của Hữu Tín, đây rõ ràng là một lỗi sai trực tiếp, do nam diễn viên đã tuổi trưởng thành và nhận thức được hành vi của mình cũng như không chịu tác động từ bất kỳ hoàn cảnh khách quan hoặc nguyên nhân khác nào. Tuy nhiên, một số nghệ sĩ vẫn bày tỏ sự xót thương, sẵn sàng đăng những bài viết khích lệ, bênh vực nam diễn viên bất chấp đúng sai đã khiến cơn phẫn nộ và làn sóng chỉ trích từ khán giả dâng lên.
Thậm chí, có khán giả còn đặt ra nghi vấn phải chăng trong showbiz Việt vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp nghệ sĩ sử dụng chất ma túy trái phép như Hữu Tín nên các nghệ sĩ mới bất chấp bênh vực nhau như thế?... Rõ ràng, việc Hữu Tín sử dụng ma túy vốn dĩ đã gây bức xúc trong dư luận về đạo đức và hình ảnh của giời nghệ sĩ trong showbiz Việt nay thông qua các bài đăng, tâm thư thiếu khách quan, bênh vực bất chấp thực hư của một số nghệ sĩ càng khiến lòng tin của khán giả bị tác động.
Diễn viên Hữu Tín. Bản thân tôi chỉ là một người bình thường, nhưng chỉ cần nghe được thông tin về một người sử dụng ma túy trái phép đang cư trú tại địa phương hoặc tình cờ phát giác được, cũng nhanh chóng muốn thông báo với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương. Cũng bởi, bất kỳ đối tượng sử dụng ma túy nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hiểm họa cho gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng người sống chung quanh. Đã có rất nhiều vụ án mạng đau lòng, gây nhức nhối dư luận mà thủ phạm chính là người sử dụng ma túy quá liều, dẫn đến mất khả năng kiểm soát hành vi của bản thân.
Thế mà các nghệ sĩ, thậm chí là nghệ sĩ gạo cội do không nhận thức tác hại nghiêm trọng của tệ nạn xã hội và những hành vi vi phạm pháp luật hoặc đơn giản là quá cảm tính trong cách hành xử, nên đã có phát ngôn lệch chuẩn, nhằm bênh vực đồng nghiệp, gây phán ứng trái chiều cho công chúng. Các nghệ sĩ cần hiểu rõ vai trò của mỗi lời nói, hành động trước khán giả chứ không thể bao biện rằng đó đơn thuần chỉ là bày tỏ tình cảm với đồng nghiệp, để thể hiện mình không phải là người vô cảm trước hoàn cảnh của bạn bè trong showbiz. Cũng bởi, hành động gián tiếp đã gây ra nhiều hoài nghi cho khán giả, thậm chí trở thành một hành động cổ xúy cho điều sai và những hành vi vi phạm pháp luật.
Ca sĩ Nguyên Vũ. Tất nhiên, không phải bất kỳ nghệ sĩ nào cũng bày tỏ quan điểm như Hồng Vân, Việt Anh hoặc Gia Bảo. Ca sĩ Nguyên Vũ đã nêu một ý kiến rất xác đáng sau khi chứng kiến các nghệ sĩ khác bênh vực Hữu Tín: "Đôi khi phải thấy cái sai của bạn mình, của em mình, của cháu mình cũng là cái sai của mình, đừng vì tình thương thân thiết mà để người khác nhìn vào thành bao biện, chống chế cho nhau”. Chính dòng chia sẻ rất thẳng thắn của nam ca sĩ đã nhận được sự đồng tình của người hâm mộ.
Nhiều khán giả còn sử dụng câu nói ấy trở thành cơ sở để chỉ trích dữ dội những phát ngôn kém chuẩn mực của các nghệ sĩ khác. Vốn dĩ, việc phát ngôn cẩn trọng và chuẩn mực luôn là một tiêu chí quan trọng để đánh giá người nghệ sĩ. Có thể từ một phát ngôn đúng đắn, các nghệ sĩ sẽ được khán giả tin tưởng và trân trọng hơn vì tầm nhìn và chính kiến của mình. Nhưng cũng đôi khi từ một phát ngôn thiếu cẩn trọng, nhiều nghệ sĩ sẽ ngay lập tức bị khán giả phản đối, thậm chí quay lưng.
Câu chuyện tưởng nhỏ mà không hề nhỏ bắt nguồn từ những câu nói, bài đăng của một số nghệ sĩ nhân sự việc diễn viên Hữu Tín bị bắt, là một hồi chuông cảnh tỉnh giới showbiz nên cẩn trọng hơn lời nói, tránh các phát ngôn sai, gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh bản thân đã cố gắng xây dựng trước công chúng.
Độc giả Lý An Nhiên
Độc giả có thể gửi ý kiến về sự việc của diễn viên Hữu Tín về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến, quan điểm phù hợp sẽ được cân nhắc đăng tải trên VietNamNet.
">Từ vụ Hữu Tín bị bắt vì dùng ma túy, nghệ sĩ cẩn trọng khi phát ngôn